Hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục 80-90%

Cập nhật: 25-03-2022 11:43:12 | Tin tức | Lượt xem: 722

Đến nay, tại nhiều địa phương, các lĩnh vực ngành nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh đã hồi phục 80-90% so với công suất trước đây với số lượng lao động quay trở lại làm việc đạt hơn 80%.

Đến nay, tại nhiều địa phương, các lĩnh vực ngành nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh đã hồi phục 80-90% so với công suất trước đây với số lượng lao động quay trở lại làm việc đạt hơn 80%. Điển hình, tỉnh Đồng Nai có 97% doanh nghiệp đang hoạt động với 85% tổng số lao động đang làm việc.

Trên phương diện các lĩnh vực, ngành nghề có sự phục hồi, nổi bật là lĩnh vực điện tử, dệt may có công suất hoạt động đạt 80-90% so với trước đây. 

Tình hình doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 44,6% so với tháng trước, vốn đăng ký tăng 38%, lao động tăng 30,2%, đặc biệt là tại các địa phương chịu ảnh hướng nặng nề của dịch bệnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai. Đáng chú ý, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng mạnh 15,2% so với tháng trước.

Đây là những diễn biến tích cực cho thấy, dấu hiệu hồi phục sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm cuối năm 2021. Trong tháng 11, nền kinh tế bước vào quỹ đạo phục hồi, dần thích ứng linh hoạt với dịch bệnh; hầu hết các ngành, lĩnh vực tăng trưởng trở lại; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao động ổn định và phát triển trở lại trong trạng thái bình thường mới. 

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn gặp phải một số vấn đề khó khăn như: Thiếu hụt trầm trọng lao động, áp lực về lao động rất lớn để duy trì các đơn hàng cuối năm, tỉ lệ lao động trở lại nhà máy thấp do lao động có tâm lý ở lại quê ăn Tết; Lao động chưa được tiêm vaccine và thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, dịch bệnh có chiều hướng phức tạp với biến thể mới, nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng rất cao. 

Vì vậy, trong tháng cuối năm 2021, các bộ, ngành và địa phương cần tập trung và ưu tiên toàn lực cho phòng, chống dịch bệnh gắn với mở cửa lại nền kinh tế, trong đó tập trung hoàn thiện, ban hành Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Bên cạnh đó, cần dự báo, xây dựng kịch bản, phương án phòng, chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng phương án, nguồn lực ứng phó với dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp và xấu nhất, không để bị động, bất ngờ.    ​

Tác giả: Ban Biên tập tổng hợp
Nguồn : Cổng thông tin điện tử Công nghiệp hỗ trợ

Kính chào quý khách
0906.144.183 Yêu cầu báo giá